Rất nhiều người lo lắng khi thường xuyên gặp hiện tượng tê tay chân khi ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Vây đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và biện pháp khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Contents
Tê tay chân khi ngủ là do đâu?
Tê chân tay là tình trạng đột nhiên bạn mất cảm giác tạm thời với bàn tay hoặc bàn chân. Khi chạm vào bề mặt da ở các vùng đó đều không có cảm giác gì. Cảm giác tê bì thậm chí còn có thể lan đến cánh tay, vai, mặt và cổ. Đây là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ mang thai và sau sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng tê chân tay khi ngủ.

Nằm ngủ sai tư thế
Phần lớn hiện tượng tê tay, chân khi ngủ xảy ra là do bạn nằm không đúng tư thế. Nằm sấp khi ngủ, gối đầu lên tay, nằm nghiêng quá lâu hay gối đầu quá cao đều là những tư thế nằm có thể gây cản trở quá trình tuần hoàn và lưu thông ở các mạch máu và các dây thần kinh. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tay chân tê sau khi ngủ dậy.
Vì thế nếu bạn đang có những thói quen trên thì hãy bỏ ngay nhé. Đồng thời khi nằm ngủ hay thay đổi tư thế linh hoạt, tránh nằm quá lâu ở một tư thế để hạn chế bị tê chân tay.

Nằm đệm quá cứng
Khi nằm trên một chiếc đệm quá cứng có thể sẽ tạo áp lực lên các vùng tiếp xúc giữa đệm và cơ thể. Khi đó các mạch máu bị chèn ép làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và tuần hoàn máu trong cơ thể. Đó chính là nguyên nhân khiến cho các xương bị tê bì hoặc nhức mỏi và gây xuất hiện các cơn đau mỏi ở vùng cổ, vai, lưng.
Liệt giấc ngủ
Liệt giấc ngủ là hiện tượng não bộ gửi tín hiệu tê liệt đến các chi hoặc toàn bộ cơ thể khi đang ngủ với mục đích ngăn cản các giấc mơ. Chính điều này dẫn đến tình trạng các chi của bạn tạm thời bị tê liệt trong lúc ngủ. Khi thức dậy, dù vẫn nhận thức được nhưng bạn không thể điều khiển cử động tay chân
Do căng thẳng thần kinh
Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên. Điều này sẽ tạo nên một áp lực lớn cho não bộ, làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh. Từ đó gây ra hiện tượng tê tay, tê chân sau khi ngủ dậy.

Do mắc các bệnh lý
Tê chân tay khi ngủ có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, có thể kể đến như:
Bệnh đái tháo đường
Khi người bệnh bị đái tháo đường ở giai đoạn nặng thì lượng đường trong máu sẽ tăng rất cao, gây tổn hại đến các dây thần kinh. Điều này làm cản trở lưu thông các dưỡng chất đến với các chi. Từ đó người bệnh thường xuyên bị tê chân tay.
Bệnh thoái hóa xương khớp
Người mắc bệnh thoái hóa xương khớp, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ thường bị tê bì chân tay khi ngủ. Đó là do các dây thần kinh chèn ép dẫn đến tổn thương. Đây là bệnh lý thường gặp ở các đối tượng thường phải đứng/ngồi lâu ở một tư thể như nhân viên văn phòng, tài xế hay những người thương xuyên phải làm việc nặng nhọc…
Các bệnh về tim mạch
Quá trình lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể ở người mắc bệnh tim mạch thường bị suy giảm. Đặc biệt chân tay lại nằm ở vị trí khá xa so với tim nên gây ra sự mất cân bằng lượng máu trong cơ thể, khiến người bệnh xuất hiện hiện tượng tê buốt chân tay, có thể đi kèm các triệu chứng khác như đau xương khớp, sưng tấy các đầu ngón chân tay, bắp chân phù nề,…
Hội chứng ống cổ tay
Tê chân tay đặc biệt về ban đêm là triệu chứng thường thấy của hội chứng ống cổ tay. Đây là hội chứng này xảy ra khi thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Từ đó gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.

Do thiếu chất
Khi có thể bị thiếu chất thì quá trình trao đổi chất, tuần hoàn hay các chức năng của các bộ phận đều bị ảnh hưởng. Tê chân tay chính là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang thiếu dinh dưỡng, cụ thể là canxi hoặc các vitamin nhóm B…
Tê chân tay khi nào cần đi khám?
Như vây, tê bì chân tay có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý gây nên. Bạn nên đi khám ngay nếu gặp phải các tình trạng dưới đây vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Việc thăm khám và điều trị sớm không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà hơn hết là ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Tê tay chân kéo dài trên 6 tuần.
- Tê chân kèm theo thay đổi màu sắc và nhiệt độ của chân, bàn chân.
- Đau đầu dữ dội, chóng mặt.
- Co giật.
- Khó thở.
- Mất kiểm soát bàng quang, ruột.
- Thường xuyên quên.
Giải pháp khắc phục tê tay chân khi ngủ
Tình trạng tê tay chân làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời cần thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin K để tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho sức khỏe thần kinh, xương khớp.
- Hạn chế đồ chiên rán, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas,…
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Uống đủ nước để quá trình lưu thông, tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi
Nghỉ ngơi và thư giãn
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng 1 ngày) và duy trì thói quen ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh áp lực quá nhiều gây ảnh hưởng đến thần kinh, não bộ.
- Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân nước ấm và massage nhẹ nhàng tay chân để thúc đẩy tuần hoàn máu
Luyện tập thể dục
Việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, xương khớp gây nên tình trạng tê tay chân khi ngủ. Bạn có thể đi bộ, tập gym, yoga, chạy bộ, leo cầu thang hoặc làm việc nhà tùy vào thể trạng của mình.

Lựa chọn đệm phù hợp
Một chiếc đệm phù hợp giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng tê bì chân tay khi ngủ. Bạn nên chọn những chiếc đệm độ cứng vừa phải, có khả năng nâng đỡ, phân tán áp lực cơ thể đồng đều. Từ đó sẽ giúp giải phóng áp lực tại các điểm phải chịu áp lực cao như vai, hông và bắp chân hiệu quả. Đồng thời giúp cơ bắp được thư giãn tối đa, thúc đẩy lưu thông máu, cho phép lượng oxy và máu từ tim dễ dàng lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là tay chân. Điều này không chỉ giúp hạn chế tê tay chân khi ngủ mà chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao.
Lưu ý bạn cần chú ý tư thể khi ngủ, nên hạn chế các tư thế ngủ gây tì đè lên tay chân như gối đầu lên tay, nằm gối cao,… và không nên nằm quá lâu ở một tư thế.

Bài viết trên đây đã giúp bạn có thể xác định được nguyên nhân khiến mình gặp tình trạng tê tay chân khi ngủ đồng thời có những biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà. Để được tư vấn và đặt mua đệm cao su, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Thegioidemcaosu.com chọn mua nhé!